Ticker

6/recent/ticker-posts

Ngưỡng kháng cự là gì? Cách vẽ đường kháng cự và hỗ trợ


Ngưỡng kháng cự có lẽ là điểm giá tại đó giá chứng khoán không thể tăng cao hơn nữa trong một khoảng thời gian vì một số lượng lớn người bán muốn bán chứng khoán đó và cũng là  một trong những kiến thức cơ bản nhất mà bất kỳ trader nào cũng cần phải biết trước khi tham gia giao dịch forex. Điều đáng nói hầu như trader mới vào nghề vẫn chưa hiểu tầm quan trọng của phần này nên hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về ngưỡng kháng cự là gì

Mức kháng cự là gì?


Ngưỡng kháng cự hay còn gọi là mức kháng cự là mức giá cao nhất của một chứng khoán trong một khoảng thời gian cụ thể và tại đó có một số lượng lớn người bán muốn bán chứng khoán.

Mức kháng cự có thể được giữ lại trong một khoảng thời gian ngắn hoặc dài hơn tùy thuộc vào các thông tin mới và tâm lí thị trường. 

Cách vẽ đường kháng cự và hỗ trợ

Khi phân tích kỹ thuật, mức kháng cự được biểu diễn trên biểu đồ giá bằng cách vẽ một đường thẳng nối với các đỉnh giá trong khoảng thời gian được xem xét. Và còn tùy thuộc vào hành động giá, đường kháng cự có thể thẳng hoặc nghiêng. 

Nhà đầu tư có thể xác minh mức kháng cự nâng cao bằng cách kết hợp các dải, các đường xu hướng và đường trung bình trượt. 

Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà khi đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, có khả năng lặp lại trong tương lai. 

Việc giá sẽ lặp lại chính là một trong hai quan điểm của việc phân tích kỹ thuật.

  • Ngưỡng hỗ trợ là vùng giá mà những nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ tăng cao hơn. Tại đây áp lực mua  luôn chiếm ưu thế so với áp lực bán.
  • Ngưỡng kháng cự là vùng giá mà những nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ giảm thấp hơn. Tại đây áp lực bán luôn chiếm ưu thế so với áp lực mua. Hầu hết những nhà đầu tư sẽ bán khi giá đi vào ngưỡng kháng cự.

Dưới đây là hình ảnh ví dụ về hỗ trợ kháng cự:

Ví dụ dưới đây là mô phỏng thị trường trong xu hướng tăng.

  • Khi giá đi lên và giảm điều chỉnh, vùng đỉnh cao nhất đạt được trước khi giá tiếp tục xu hướng tăng còn được gọi là vùng kháng cự.
  • Khi giá tiếp tục tăng trở lại sau điều chỉnh, thì vùng đáy thấp nhất đạt được trước khi giá điều chỉnh trở lại được gọi là vùng hỗ trợ.

Khi thị trường đang trong giai đoạn tăng, vùng kháng cự và hỗ trợ liên tục được hình thành khi thị trường dao động theo thời gian. Tương tự với thị trường đang trong xu hướng giảm.

Đặc điểm Mức kháng cự

Mức kháng cự và mức hỗ trợ là hai trong những khái niệm quan trọng nhất trong việc phân tích kỹ thuật giá cổ phiếu. 

Các nhà giao dịch kĩ thuật sẽ xác định các mức kháng cự và mức hỗ trợ để có thể tính thời gian mua hay bán của một cổ phiếu thích hợp để tận dụng mọi thời điểm đột phá (tại đó giá chứng khoán xuất hiện hiện tượng gia tăng và vượt khỏi vùng đỉnh) hay vào thời điểm đảo chiều xu hướng thị trường. 

Ngoài việc xác định các điểm vào lệnh và điểm thoát lệnh, thì mức kháng cự có thể được sử dụng như một công cụ quản lý rủi ro. những nhà giao dịch có thể đặt lệnh dừng lỗ để giao dịch theo mức kháng cự hay kích thích giao dịch bằng cách phá mức kháng cự (hay chọc thủng mức kháng cự). 

Hầu như những nền tảng giao dịch cung cấp chức năng trực quan hóa mức kháng cự được cập nhật một cách liên tục kịp thời và mức kháng cự mới được biểu diễn khi có dữ liệu giá mới. 

Một số chỉ báo kỹ thuật có thể thay thế cho mức kháng cự. Ví dụ như đường trung bình trượt giản đơn (SMA) có thể được sử dụng thay thế cho mức kháng cự khi hành động giá nằm dưới đường SMA hoặc thị trường có xu hướng giảm. 

Kết lại

Qua bài viết trên hy vọng bạn đã biết được ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự là gì rồi. Việc quan sát biểu đồ giá để biết được những điểm nào thích hợp để xác định mức hỗ trợ và kháng cự cũng sẽ giúp cho quá trình giao dịch của bạn diễn ra thuận lợi.

 

 

 


Đăng nhận xét

0 Nhận xét