Ticker

6/recent/ticker-posts

Hướng dẫn giao dịch với nến Bearish Harami


Mình đã từng đề cập các mô hình nến đảo chiều được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch forex ở các bài viết trước thì hôm nay mình muốn giới thiệu với các bạn mô hình tiếp theo có tên gọi nến Bearish Harami, cũng là một mẫu mô hình hai nến dự đoán giá đảo ngược xu hướng. Nhất là khi chúng xuất hiện trong một thị trường có xu hướng tăng. Theo Nilson nhận định rằng mô hình Harami này không phải là một  mô hình đảo chiều theo hướng mạnh mẽ  như Engulfing hay Hammer, vì thế khi giao dịch bạn nên kết hợp Bearish Harami cùng với các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác để tăng xác suất dự đoán xu hướng hiệu quả hơn.

Mô hình Bearish Harami là gì?

Mô hình nến Bearish Harami


Mô hình nến Bearish Harami là mô hình gồm hai nến với đặc điểm:

  • Mô hình Bearish Harami xuất hiện khi thị trường có xu hướng tăng giá rõ rệt (Không phải Sideway hay Choppy Price).
  • Nến thứ nhất là một nến Bullish tăng giá lớn.
  • Nến thứ hai là một ngọn nến nhỏ nằm gọn trong nến thứ nhất. Nó có thể là nến Bearish hay Bullish (Xanh hoặc đỏ đều được. Màu sắc không quan trọng).
  • Nến thứ hai nên có giá mở cửa (nếu là Bearish) là nằm dưới giá đóng cửa của nến thứ nhất. Hoặc là có giá đóng cửa (Nếu là nến Bullish) nằm dưới giá đóng cửa của nến thứ nhất.
  • Quy định duy nhất đối với mô hình Harami truyền thống này là nến thứ hai không được nhiều hơn 25% nến trước

Cách tìm điểm vào lệnh với mô hình nến Bearish Harami

Điểm vào lệnh: Như đã nói,  mô hình nến Harami không được xem là mô hình đảo chiều mạnh mẽ, nên trước khi giao dịch với mô hình này thì bạn cần quan sát nến để xem có các nến từ chối tăng không,và  như giá có thể đã chạm kháng cự chạm các đường EMA chẳng hạn.

Tiếp theo khi có các thông tin như trên thì bạn bắt đầu tìm điểm vào lệnh Điểm này sẽ bằng 1/8 so với độ dài của thân cây nến tăng trước đó.

Hoặc bạn cũng có thể chờ giá break qua cây nến giảm thứ hai của mô hình thì bạn có thể đặt lệnh ngay tại đây:

Điểm cắt lỗ: là đường nằm phía trên râu nến của cây nến tăng đầu tiền từ 1-2 pips để đề phòng bị quét lệnh.

Điểm chốt lời: có thể dựa vào các mức của kháng cự và hỗ trợ để chốt lời từng phần Bạn cần lưu ý sử dụng khung nào để giao dịch thì hãy đặt cắt lỗ và chốt lời theo khung đó.

Ví dụ về mô hình nến Bearish Harami

Biểu đồ trên là của cặp tiền tệ forex EUR/CAD khung D1 cho ta thấy ECAD đang nằm trong xu hướng tăng và có xu hướng giá muốn điều chỉnh và hành động này được  thành hiện thực khi mà mô hình nến Harami đã xuất hiện và giảm 480 pips!

Những lưu ý khi sử dụng mô hình Bearish Harami

  • Thị trường phải có xu hướng rõ ràng với mô hình nến Bearish Harami có xu hướng trước đó của thị trường phải là xu hướng TĂNG.
  • Nến thứ 2 – nến giảm không được quá 25% so với chiều dài của thân nến trước đó.
  • Nến giảm thứ hai nhất định phải nằm gọn trong phần thân của cây nến tăng trước đó, tốt nhất là nên nằm ở giữa.
  • Nên kết hợp thêm với các chỉ báo như RSI hoặc MACD, nhất là MAC hoặc RSI xuất hiện cho thấy dấu hiệu phân kỳ cho thấy thị trường đang bị quá mua. Điều này khẳng định đà tăng đã gần như sắp kết thúc, tuy nhiên bạn cũng có thể chờ cho chỉ số RSI vượt quá 70 rồi xác nhận thông tin.

 


Tổng kết

Bài viết trên mình đã vừa chia sẻ cùng bạn những kiến thức về nến Bearish Harami rồi. Tuy nhiên bạn cũng nên thận trọng trong những quyết định của mình khi giao dịch với mô hình này. Hy vọng với những thông tin trên đây giúp bạn có thêm được những kiến thức hữu ích về thị trường Forex

 

 

 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét